Có cần ép cọc bê tông móng khi xây nhà không?

     

Có cần ép cọc bê tông móng khi xây nhà không là câu hỏi của một số khách hàng. Nhất là các công trình ở các tỉnh, khu vực mà dịch vụ ép cọc chưa được dùng nhiều.

 
Ép cọc móng là một công đoạn trong việc thi công móng cọc khi xây nhà. Cụ thể móng cọc bê tông là một trong những loại móng được các kĩ sư, nhà thầu ưu tiên chọn lựa trong thi công nhà dân, nhà phố. Các công trình có nền móng tự nhiên yếu, mặt bằng thi công xây dựng là ao hồ, đồng ruộng san lấp…
 
Việc thi công móng cọc bao gồm hai công đoạn chính:
 
- Ép cọc bê tông xuống tầng đất/đá cứng
- Thi công phần đài móng, giằng móng và các chi tiết liên kết móng
 
Vậy ép cọc móng là như thế nào?
 
Ép cọc móng là một phương pháp sử dụng các máy ép thuỷ lực để ép cọc bê tông cốt thép xuống tầng đất/đá cứng phía dưới lòng đất.
 
Các cọc bê tông có tác dụng truyền trực tiếp tải trọng công trình xuống tầng đất cứng. Đảm bảo an toàn cho căn nhà, tránh sụt lún, nứt khi xây dựng trên nền đất bề mặt yếu.
 
 
Vậy có cần ép cọc bê tông móng khi xây nhà không?
 
Để trả lời cho câu hỏi có cần ép cọc bê tông khi xây nhà không thì chúng ta cần dựa vào các yếu tố sau:
 
- Tải trọng công trình
- Độ cứng của nền đất tự nhiên
- Tải trọng của công trình là một trong hai yếu tố quan trọng để quyết định lựa chọn loại móng phù hợp.
 
Tải trọng nhà cấp 4, nhà tầng, nhà xưởng… sẽ khác nhau. Nhà cấp 4 tất nhiên sẽ có tải trọng nhỏ hơn nhà tầng. Nhà 2 tầng sẽ có tải trọng lớn hơn so với nhà 1 tầng.
 
Độ cứng của nền đất tự nhiên quyết định khá nhiều đến việc lựa chọn loại móng. Và nó cũng khác nhau tuỳ thuộc vào khu vực địa lý, địa hình, địa chất khu vực.

Đối với khu vực đất nền tự nhiên tốt
 
Đối với khu vực thi công có nền đất tự nhiên tốt, chắc chắn ta có thể sử dụng móng móng đơn hoặc móng băng tuỳ thuộc vào kết cấu nhà. (Nhà cấp 4, gác lửng, nhà 1 trệt, 1 lầu)
 
Tuy nhiên, với các công trình nhà cao tầng nên sử dụng móng cọc cho độ chịu lực tốt hơn.
 
Đối với khu vực đất yếu
 
Với các công trình xây dựng trên nền đất yếu nên sử dụng phương án móng cọc.
 
Nền đất yếu là nền đất tự nhiên có kết cấu không ổn định, dễ sụt lún, đất ao hồ, đồng ruộng, kênh rạch san lấp.
 
Phương pháp móng cọc bê tông là một phương pháp có nhiều ưu điểm, được lựa chọn sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà dân, nhà phố trên nền đất yếu.
 
Nếu ép cọc thì nên chọn phương pháp nào?
 
Thông thường việc lựa chọn phương pháp ép cọc sẽ dựa vào tổng tải trọng của công trình. Tải trọng công trình được các kĩ sư thiết kế tính toán cụ thể và đưa ra tải trọng ép cọc yêu cầu, loại cọc ép. Từ đó chọn phương pháp ép cọc để thi công.
 
Tuy nhiên, ta có thể tính toán sơ bộ dựa theo kinh nghiệm thực tế. Do đa số các công trình nhà dân nhà phố có tải trọng khá tương đồng nhau. Mà lực ép cọc sẽ cần hệ số an toàn nhất định. Lực ép thực tế càng lớn hơn lực ép yêu cầu càng tốt.
 
Lựa chọn phương pháp ép cọc theo kinh nghiệm thực tế đã thi công:
 
- Nhà từ 1 – 3 tầng: thường chọn phương pháp ép cọc bê tông Neo. Tải trọng Pmax = 40 tấn.
- Nhà từ 2 – 5 tầng: thường chọn phương pháp ép cọc bê tông giàn máy Tải Sắt. Tải trọng Pmax = 70-100 tấn.
 
Để được tư vấn ép cọc bê tông Nghệ An, Hà Tĩnh vui lòng liên hệ: 083.425.66.88 - 0356.995.775