Những điều cần biết về ép cọc bê tông trong xây dựng

     

 1. Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông là loại cọc được đúc sẵn rồi vận chuyển ra công trường, sử dụng các loại máy xây dựng để ép cọc xuống nền đất sâu, từ đó làm tăng khả năng chịu tải cho móng.

2. Các phương pháp ép cọc bê tông:

Có 3 phương pháp ép cọc bê tông chính sau:

+ Ép neo: Áp dụng cho các công trình vừa và nhỏ và những công trình có mặt bằng thi công chật hẹp vẫn có thể làm được.

+ Ép tải: Dành cho các công trình vừa và lớn hoặc mặt bằng thi công rộng rãi

+ Ép cọc bằng máy ép robot: Chủ yếu áp dụng cho loại công trình lớn, có mặt bằng thi công rộng.

3. Ưu điểm của phương pháp thi công ép cọc bê tông

- Không gây tiếng ồn, không làm chấn động đến những công trình khác.

- Dễ dàng kiểm tra chất lượng theo từng đoạn cọc được ép dưới lực ép, đồng thời xác định được sức chịu tải của cọc.

- Thi công nhanh chóng và giá thành không cao.

- Đảm bảo chất lượng nền móng cho công trình.

 

4. Vị trí ép cọc

- Vị trí ép cọc được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế: phải đầy đủ khoảng cách, sự phân bố các cọc trong đài móng với điểm giao nhau giữa các trục.

-  Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác, ta cần phải lấy 2 điểm nằm ngoài để kiểm tra các trục có thể bị mất trong quá trình thi công. Thực tế, vị trí các cọc được đánh dấu bằng các thanh thép dài từ 20 đến 30cm.

- Từ các giao điểm các đường tim cọc, ta xác định tâm của móng, từ đó ta xác định tâm các cọc.

5. Các yêu cầu kỹ thuật khi ép cọc bê tông

Đối với đoạn ép cọc:

- Cốt thép dọc đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối theo cả 2 bên của thép dọc và trên suốt chiều cao vành. Bên cạnh đó, vành thép nối phải phẳng và không bị vênh.

- Bề mặt của 2 đầu đoạn nối với nhau phải tiếp xúc khăng khít.

- Thiết kế bản mã phải đúng với thiết kế là ≥ 4mm.

- Trục đoạn cọc cần được nối trùng với phương nén.

- Kiểm tra chính xác kích thước đường hàn so với bản thiết kế. Mặt khác, đường hàn nối cọc phải có trên cả 4 mặt của cọc và chiều dài đường hàn không nhỏ hơn 10cm.

Đối với thiết bị ép cọc:

- Lực ép danh định lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất.

- Pép max yêu cầu theo quy định thiết kế.

- Lức nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép đỉnh, không gây lực ngang khi ép.

- Chuyển động của pittông kích phải đều, và khống chế được tốc độ ép.

- Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo.

- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành theo đúng quy định về an toàn lao động khi thi công.

- Giá trị đo áp lực lớn nhất của đồng hồ không vượt quá 2 lần áp lực đo khi ép cọc.

- Chỉ huy động từ (0,7 ÷ 0,8) khả năng tối đa của thiết bị ép cọc.

- Trong quá trình ép cọc phải làm chủ được tốc độ ép để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

Đó chính là một số thông tin cơ bản về ép cọc bê tông mà các bạn cần tìm hiểu trước khi xây nhà. Chúng tôi sẽ mang tới cho quý khách hàng sự hài lòng trong việc tạo nên những công trình an toàn nhất cho ngôi nhà của bạn.