Các phương pháp ép cọc bê tông nhà dân
Ép cọc bê tông là gì
Ép cọc bê tông là quá trình dùng lực nén các cọc bê tông được đúc sẵn xuống nền đất sâu tại các vị trí nhất định theo thiết kế. Làm tăng khả năng chịu lực cho móng, nhằm mục đích chống sụt lún, đảm bảo kết cấu vững chắc cho công trình.
Nếu muốn hiểu về công tác ép cọc, ngoài định nghĩa ép cọc bê tông là gì. Bạn cần tìm hiểu thêm các khái niệm về một số thông số sau:
Cọc bê tông là gì?
Là sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép được đúc thành các cọc có chiều dài và tiết diện nhất định. Cọc bê tông cốt thép hiện có 2 loại phổ biến là cọc tròn ly tâm và cọc vuông cốt thép
Kích thước cọc: đó là các thông tin về chiều dài, tiết diện hay đường kính của cọc.
Chiều sâu cọc: là chiều dài cọc âm dưới lòng đất khi ép.
P: Sức chịu tải của cọc là lực ép của cọc theo yêu cầu thiết kế.
Pmin: Lực ép nhỏ nhất, đảm bảo đưa cọc xuyên qua các lớp đất tới chiều sâu đủ chịu tải P theo thiết kế. Thường thấy Pmin = (1,5-2)P < PVL
Pmax: Lực ép lớn nhất, không được vượt quá khi ép cọc. Ý nghĩa để đảm bảo an toàn, không bị vỡ cọc do lực ép. Pmax = (2-3)P < PVL
PVL: là sức chịu tải theo vật liệu cọc
Lmin: Chiều sâu cọc nhỏ nhất dựa trên tính toán dự báo sức chịu tải cọc theo đất nền.
2. Các phương pháp ép cọc bê tông
Ép cọc bê tông cốt thép
Có 2 hình thức ép cọc là ép neo và ép tải, các bạn xem bảng so sánh bên dưới để hiểu được sự khác nhau của 2 hình thức này.
STT |
Ép Neo |
Ép Tải |
1 |
Tải ép từ 35 – 45 tấn |
Tải ép từ 60 – 150 tấn |
2 |
Thi công được hẻm nhỏ 1,5m |
Thi công được hẻm từ 2,5m trở lên |
3 |
Thi công được mặt bằng có bề rộng tối thiểu 2,5m |
Thi công được mặt bằng có bề rộng tối thiểu 3,8m |
4 |
Dùng neo làm đối trọng |
Dùng các cục tải sắt hoặc bê tông làm đối trọng |
Khoan cọc nhồi
Khoan cọc nhồi: đây là lựa chọn số 1 cho những công trình có quy mô và tải trọng lớn.
STT |
Cọc ép |
Cọc khoan nhồi |
1 |
Dễ gây ảnh hưởng nhà lân cận (lún, nứt, va đập khi thao tác) |
Không ảnh hưởng lún hay nứt |
2 |
Không thể thi công trong mặt bằng chật hẹp hoặc đường vào chật hẹp |
Thi công được ở những mặt bằng chật hẹp và đường vào hẹp |
3 |
Giá thành thấp hơn cọc nhồi |
Giá thành cao hơn cọc ép |
4 |
Thời gian thi công nhanh |
Thời gian thi công kéo dài |
5 |
Thi công sạch |
Khoan có bùn đất nên rất dơ |
6 |
Dễ dàng kiểm soát được chất lượng |
Khó kiểm soát chất lượng |
7 |
Sử dụng cho các công trình nhà ở |
Sử dụng cho các công trình cao tầng, quy mô xây dựng lớn |