Ép cọc bê tông cho công trình tại Nghệ An
Ép cọc bê tông là phương pháp ép cọc được sử dụng phổ biến hiện nay. Các cọc bê tông được đúc tại xưởng sau đó sẽ được vận chuyển đến công trường. Tiếp đến sử dụng các loại máy móc để ép cọc bê tông xuống nền đất. Phương pháp ép cọc này cần một mặt bằng rộng rãi với chiều ngang từ 4m trở lên.
Cọc bê tông có kết cấu bền vững giúp nền móng của công trình chắc chắn hơn. Cọc bê tông thường có tiết diện hình vuông hoặc hình tam giác, độ dài từ 6 - 20m. Tùy vào kết cấu công trình mà đơn vị thi công sẽ lựa chọn cho phù hợp.
Đặc điểm của cọc bê tông
Một số đặc điểm của cọc bê tông bạn cần nắm trước khi dùng phương pháp ép cọc bê tông như sau:
- Cọc bê tông được làm từ vật liệu chính là bê tông cốt thép được đúc thành từng cọc tại xưởng hoặc thực hiện trực tiếp tại công trình. Sau khi các cọc được định hình thì sử dụng thiết bị để đóng/ép xuống đất. Mác bê tông chế tạo cọc phải từ 250 trở lên mới đạt chất lượng.
- Hiện nay, loại cọc được ứng dụng nhiều tại các công trình là loại có tiết diện vuông, kích thước phổ biến từ 200 × 200 đến 400 × 400. Chiều dài và tiết diện của cọc bê tông còn phụ thuộc vào thiết kế và nhu cầu sử dụng của công trình.
- Cọc phải được chế tạo đúng theo như bản thiết kế, chiều dày lớp bảo vệ tối thiểu là 3cm. Giúp cọc không bị bong tróc, nứt gãy khi đóng xuống nền đất đồng thời đảm bảo chống rỉ cho khung thép bên trong.
- Bãi đúc cọc phải bằng phẳng, nếu quá gồ ghề sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cọc bê tông. Khuôn đúc cọc phải thẳng, phẳng và được bôi một lớp chống dính, cho bề mặt bê tông đẹp và hạn chế mất nước khi đổ bê tông.
Ép cọc bê tông có tác dụng gì? Vì sao phải ép cọc bê tông cho công trình?
Ép cọc bê tông đóng vai trò truyền dẫn tải trọng từ công trình xuống sâu dưới nền đất, hạn chế tính trạng lún, sạt lở cho công trình. Móng nhà được làm từ cọc bê tông đang được ứng dụng rộng rãi bởi thời gian thi công nhanh chóng, độ bền cao. Từ đó, tăng khả năng chịu tải của nền móng, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn khi sử dụng.
Có rất nhiều công trình khi mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện dấu hiệu sụt lún, nứt gãy thậm chí là đổ sập, gây nguy hiểm cho người xung quanh. Nguyên nhân đa phần là bởi nền móng của công trình không đảm bảo được độ chắc chắn. Hoặc do công trình vượt quá khả năng chịu tải của nền móng. Để khắc phục tình trạng này thì bên thi công cần phải dùng cọc bê tông đạt chuẩn ép xuống nền đất để tăng thêm khả năng chịu lực. Tùy vào diện tích, độ cao của công trình mà lựa chọn kích thước và số lượng cọc phù hợp.
Các phương pháp thi công ép cọc bê tông hiện nay
Các loại máy móc, thiết bị xây dựng đang ngày càng được cải tiến giúp đẩy nhanh tốc độ cũng như hiệu quả công việc. Hiện nay, thi công ép cọc được chia làm 4 phương pháp dựa vào loại thiết bị ép cọc, cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây!
Thi công ép cọc neo
Thi công ép cọc bê tông bằng máy neo được xem là một phương pháp truyền thống thường được dùng khi xây nhà ở hoặc công trình nhỏ. Thiết bị được dùng để ép cọc bê tông là máy ép thủy lực. Máy sẽ không tạo áp suất trực tiếp mà thay vào đó là tạo ra lưu lượng để tạo áp suất lớn.
Mũi neo sẽ khoan sâu xuống lòng đất để làm đối trọng thay tải bê tông. Mũi khoan có chiều dài khoảng 1,5m và đường kính 35cm. Tùy vào địa chất của khu vực thi công mà quyết định khoan neo nông hoặc sâu.
Ưu điểm:
- Phương pháp thi công ép cọc bê tông này được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng đối với các khu vực chật hẹp mà không ảnh hưởng đến công trình xung quanh.
- Đồng thời, cách ép cọc này còn giảm tiếng ồn trong quá trình thực hiện, không làm phiền đến các hộ dân liền kề.
- Giá ép cọc bê tông dạng neo cũng thấp hơn một chút so với 3 phương pháp còn lại nên được nhiều chủ công trình lựa chọn.
Hạn chế:
- Không thi công được cho các công trình nhà cao tầng, trọng tải lớn.
- Ngoài ra cần phải có hồ sơ khảo sát địa chất thì mới xác định được độ sâu để khoan cọc.
- Máy thi công ép cọc neo cho công trình nhà ở nhỏ.
- Thi công ép cọc neo cho công trình nhà ở nhỏ.
Thi công ép cọc bằng máy bán tải
Phương pháp ép cọc bằng máy bán tải có thiết kế 6 trụ neo. Thi công ép cọc bằng máy bán tải có thể áp dụng cho nhiều loại công trình từ lớn đến nhỏ. Kể cả những công trình nhà dân ở khu vực ngõ ngách, chật hẹp vẫn vào được.
Máy ép bán tải có lực ép từ 50 tấn đến 60 tấn, dùng cọc ép có kích thước là 200x200, 250x250, 300x300 và cọc ly tâm D300. Mặt hạn chế của phương pháp này là thời gian thi công kéo dài.
Thi công ép cọc bằng máy tải
Phương pháp ép cọc bê tông bằng máy tải hoạt động dựa vào nguyên lý máy thủy lực có cục đối trọng để làm tải trọng ép cọc xuống lòng đất. Phương pháp này thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng tầm trung.
Loại máy này có lực ép từ 60 tấn đến 120 tấn, sử dụng 5 loại cọc chính là 200 x 200, 250 x 250, 300 x 300, cọc ly tâm D300 và D350. Chi phí để ép cọc bê tông bằng máy tải sẽ cao hơn nhiều so với dùng máy Neo. Đồng thời việc di chuyển cũng không thuận lợi vì vậy chỉ nên áp dụng cho các công trình lớn, xe tải có thể ra vào thuận lợi.
Thi công ép cọc bằng máy Robot
Ép cọc bê tông bằng máy Robot là phương pháp thi công tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp sẽ được ứng dụng cho các công trình quy mô lớn với khối lượng cọc nhiều. Một chiếc máy ép cọc Robot sẽ có lực ép tải trọng bằng thủy lực lên đến 1000 tấn. Điểm vượt trội của phương pháp ép cọc bê tông bằng Robot là độ chính xác cao. Robot sẽ thay thế sức lao động của con người từ đó sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
Quy trình đóng cọc bê tông cơ bản.
Khảo sát địa hình xây dựng
Kỹ sư xây dựng cần tiến hành khảo sát địa hình và khu vực xung quanh công trình trước khi thi công. Nhằm đưa ra phương pháp thi công phù hợp nhất, tiết kiệm chi phí và thời gian. Tiếp đến là khảo sát địa chất để chọn được loại cọc bê tông thích hợp để gia cố nền móng của công trình một cách chắc chắn cũng như chọn được loại máy móc phù hợp.
Vận chuyển máy móc và cọc ép
Khi đã khảo sát xong địa hình của công trình và đưa ra được phương án thi công phù hợp thì sẽ đến bước vận chuyển máy móc đến công trường. Máy ép cọc có kích thước khá lớn, cần vận chuyển đến gần khu vực thi công để thuận tiện khi sử dụng.
Vì vậy, đội ngũ thi công cần phải lưu ý sắp xếp và di chuyển thiết bị để tránh ảnh hưởng đến người dân, công trình lân cận và cả quá trình giao thông trong khu vực.
Thi công ép cọc
Các kỹ sư cần đánh dấu vị trí cần ép tâm cọc bê tông, sau đó sẽ tiến hành ép thử cọc để kiểm tra độ lún và chất lượng cọc trước khi thi công hàng loạt. Nếu chất lượng cọc đạt chuẩn, độ lún phù hợp thì tiến hành ép cọc trên tất các chỗ đã đánh dấu. Còn nếu ép thử mà chất lượng không đảm bảo thì cần tiến hành điều chỉnh.
Nghiệm thu
Khi đã ép tất cả cọc bê tông xuống nền đất thì đơn vị thi công và cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành quá trình kiểm tra chất lượng. Khi đã đạt chuẩn thì tiếp tục xây dựng để hoàn thành công trình. Các bên sẽ tiến hành so sánh giữa bản vẽ thiết kế và công trình thực tế để đánh giá công trình có đạt chuẩn kỹ thuật và chất lượng để đưa vào sử dụng hay không.
Ép cọc bê tông loại nào tốt?
Trong ngành xây dựng hiện nay có hai loại cọc bê tông được sử dụng nhiều là cọc ly tâm và cọc vuông. Vậy 2 loại cọc này có ưu nhược điểm gì? Tại sao lại được sử dụng nhiều như vậy. Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Cọc ly tâm
Cọc ly tâm là loại cọc bê tông có dạng hình trụ tròn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Điểm nổi bật của loại cọc này là phần bê tông được đổ theo phương thức quay ly tâm. Sau đó được đưa vào lò hơi ở nhiệt độ 96 độ C để gia tăng độ cứng và khả năng chịu lực. Cọc ly tâm được sản xuất với đa dạng kích thước: 250, 300, 350 hay 400.
Cọc vuông
Cọc bê tông vuông là loại cọc đã có từ rất sớm được dùng trong nhiều công trình xây dựng. Loại cọc này được đúc bằng phương pháp thủ công với khung thép và bê tông được đổ vào tạo hình bình thường. Phù hợp khi sử dụng để ép cọc bê tông cho khu vực nền đất mới được san lấp, trong đất có nhiều tạp vật. Loại cọc bê tông này thích hợp để làm nền móng cho nhà cấp 4, khu dân cư và các công trình nhỏ. Cọc vuông có nhiều kích thước như 200 × 200, 250 × 250, 300 × 300,...
Những lưu ý khi ép cọc bê tông cho công trình
Trong quá trình thi công ép cọc cho nền móng thì đội thi công cần lưu ý những vấn đề sau đây, để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất:
- Cần đánh dấu chính xác vị trí tâm ép cọc bê tông trên đất để quá trình ép cọc diễn ra suôn sẻ, đảm bảo công trình xây dựng đúng bản thiết kế.
- Kiểm tra cẩn thận vị trí ép cọc, đảm bảo phần mũi của cọc đã được ép xuống đúng vị trí đã đánh dấu.
- Thực hiện ép trục dứt khoát cho đến khi phần dư ra trên mặt đất dài tầm 60cm - 80cm thì dừng ép lại.
- Trong trường hợp nối cọc thì cần phải kiểm tra chiều dài của cọc và kỹ thuật hàn phải theo đúng bản thiết kế đã đề ra.
- Đội ngũ công nhân trong quá trình thi công phải được trang bị đầy đủ những món đồ bảo hộ lao động, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.